Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc trước sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

TRUNG TÂM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

BIONET VIỆT NAM

CẨM NANG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MẸ BẦU ĐI MÁY BAY

17:09:0920/04/2017

Di chuyển bằng đường hàng không luôn là một lựa chọn tiện lợi với tất cả mọi người, kể cả mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chuẩn bị và tìm hiểu kỹ các quy định của hãng hàng không để có một chuyến bay an toàn, thoải mái.  

Di chuyển bằng máy bay là sự lựa chọn của nhiều mẹ bầu thời hiện đại

1. Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu di chuyển bằng máy bay.

Nếu có kế hoạch di chuyển bằng đường hàng không, tốt nhất bạn nên sắp xếp vào thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất (13 tuần đầu) và thứ hai (13 tuần tiếp theo) của thai kỳ. Đặc biệt, tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm vàng để bạn du lịch bằng máy bay hay bất kỳ phương tiện nào. Những tháng cuối của thai kỳ nên là thời gian để nghỉ ngơi. Một số phụ nữ cũng tránh đặt lịch bay trong 3 tháng đầu vì lo lắng về nguy cơ sảy thai cao. Nhưng nếu bạn có sức khỏe tốt bạn hoàn toàn có thể trải qua các chuyến bay cho đến tận tuần thứ 32.

2. Quy định chung của hãng hàng không dành cho khách hàng đang mang thai.

Dưới đây là những quy định chung mẹ bầu cần chuẩn bị để làm thủ tục bay (thủ tục check in):

  • Với hành khách mang thai dưới 24 tuần: khi làm thủ tục, thai phụ cần cung cấp giấy chứng minh thư hoặc passport, giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi bay (Flight Certificate ) hoặc sổ khám thai, phiếu siêu âm. Đối với thai phụ đang mang thai trên 24 tuần là phiếu siêu âm 4D hình thái học có ghi tình trạng sức khoẻ ổn định kèm kết luận của bác sĩ chứng minh được tuần tuổi của thai nhi. Hành khách sẽ được yêu cầu ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm tại sân bay.
  • Với hành khách mang thai 28-32 tuần: Khi làm thủ tục, thai phụ cần cung cấp  giấy tờ tuỳ thân, cần cung cấp sổ/giấy khám thai hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi bay trong vòng 7 ngày trước khi làm thủ tục bay. Ngoài ra, các hãng hàng không sẽ yêu cầu thai phụ kiểm tra huyết áp, đo nhịp tim tại chỗ và dựa vào những biểu hiện sức khoẻ của bạn mà quyết định bạn có được phép bay hay không.
  • Với hành khách mang thai trên 32 tuần: Hãng hàng không có quyền từ chối cho thai phụ lên máy bay. Bạn nên chắc chắn về quy đinh này của từng hãng hàng không trước khi đặt mua vé.

Trong các trường hợp sau, mẹ bầu nên cân nhắc kỹ hơn về việc đi máy bay: Di chuyển một mình, mang thai đôi, ba, mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, có bất thường về nhau thai, có triệu chứng đau bụng co thắt hoặc chảy máu âm đạo, có dấu hiệu sinh non hoặc có tiền sử máu vón cục kể cả trước khi mang thai.

3. Những bí quyết dành riêng cho mẹ bầu để có được chuyến bay an toàn.

  • Trước khi bay: 
    - Tham khảo ý kiến bác sĩ: Hay luôn ghi nhớ việc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có kế hoạch bay để đảm bảo sức khỏe của bạn đủ điều kiện để di chuyển bằng máy bay. Bạn cũng cần có các giấy tờ được xác nhận bởi bác sĩ để hoàn tất các thủ tục bay cần thiết. 
    - Chọn vị trí ngồi: chọn ghế gần lối đi để thuận tiện nếu cần di chuyển trên máy bay. 
    - Chuẩn bị hành lý mang theo: Một chiếc gối nhỏ gọn dạng quàng cổ hoặc tựa lưng có thể giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi ngồi lâu trên máy bay. Quần áo hoặc đồ dùng cá nhân mang theo của mẹ bầu nên gọn nhẹ đặc biệt trong tình huống bạn di chuyển một mình. Một số đồ ăn vặt sẽ giúp ích cho bạn trong những chuyến bay kéo dài nhiều giờ. Khi mang bầu bạn nhanh cảm thấy đói hơn, bổ sung kịp thời những món đồ ăn mang theo này sẽ tránh được cảm giác cồn cào vùng bụng, ổn định đường huyết và nhức đầu. 
  • Khi làm thủ tục bay ở bộ phận mặt đất
    -
    Thông báo về tình trạng mang thai: Tại cửa kiểm tra an ninh bạn cần thông báo với nhân viên bằng cách xuất trình các giấy tờ cá nhân và các giấy tờ liên quan đến việc mang thai. Bạn sẽ được di chuyển bằng lối đi riêng và kiểm soát an ninh theo cách dành riêng cho hành khách đang mang thai. 
  •  Khi bay
    - Chọn tư thế ngồi phù hợp: Bạn nên duỗi và gấp chân tại chỗ mỗi 15-20 phút để máu lưu thông tốt và giảm nguy cơ máu vón cục, phù nề, tê cứng chân. 
    - Ăn uống hợp lý trên máy bay: Thai phụ cần tránh ăn các loại thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc làm bạn đầy hơi vì điều đó sẽ làm bạn không thoải mái nếu áp suất máy bay thay đổi. Bạn cũng nên uống đủ nước trong suốt thời gian bay. 
    - Sử dụng buồng vệ sinh đúng cách: Trong buồng vệ sinh thường sẽ có hộp đựng giấy lót bồn cầu dành riêng cho thai phụ để việc đi vệ sinh được dễ dàng và đúng vị trí hơn. 
    - Xử lý nhanh hiện tượng ù tai: Không chỉ riêng thai phụ mà nhiều người khi bay đều cảm thấy bị ù tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, thay đổi độ cao đột ngột. Để giảm nhanh ù tai bạn có thể nuốt nước bọt nhiều lần, mô phỏng động tác ngáp ngay cả khi bạn không ngáp vì buồn ngủ hoặc bóp chặt mũi, ngậm chặt miệng, nén hơi trong khoang miệng hướng vào tai, lặp lại vài lần cho đến khi cảm thấy nghe bình thường là được.

Nguồn: Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

1.    https://www.vietnamairlines.com/vi/travel-information/special-services/pregnant-passengers 

2.    http://www.jetstar.com/vn/vi/help/articles/pregnancy-and-air-travel 

3.    http://vemaybaygianet.com/ve/Kinh-nghiem-mua-ve-may-bay/Nhung-luu-y-khi-ba-bau-di-may-bay-7932.html 

4.    http://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-di-may-bay 

5.    http://ngoisao.net/tin-tuc/gia-dinh/ba-bau-xinh-dep-bay-kinh-nghiem-di-may-bay-3371989.html 

*
*
Nhớ mật khẩu
Video
Hỗ trợ trực tuyến
0378161999
Online

TS.Luyện Quốc Hải

Online

ThS. Nguyễn Thị Hoài

Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 2355

Tổng lượng truy cập: 5526177

Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam