Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc trước sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

TRUNG TÂM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

BIONET VIỆT NAM

CHẬM KINH TÍN HIỆU MỪNG BẠN ĐÃ MANG THAI HAY CẢNH BÁO VẤN ĐỀ SỨC KHỎE!

10:54:4807/01/2017

Chậm kinh có thể là tín hiệu mừng báo biệu rõ ràng bạn đã có thai. Tuy nhiên chậm kinh cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe của bạn khiến cho bạn băn khoăn. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, nhận biết chậm kinh và đánh giá được lý do sẽ giúp bạn sớm giải tỏa tâm lý và có giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho chính mình. 

      1. Kinh nguyệt và mối liên quan đến sức khỏe nữ giới.

      Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ giới. Từ thời điểm dậy chu kỳ kinh nguyệt của một người khỏe mạnh sẽ là 28 đến 35 ngày tức là khoảng 1 tháng 1 lần, mỗi lần khoảng 3 đến 7 ngày. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trong suốt quá trình mang thai, sau khi sinh một thời gian hay thưa dần và biến mất ở tuổi mãn kinh. Theo dõi chu kỳ kinh giúp cho việc nhận biết có thai hoặc đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ. 

      Mỗi phụ nữ sẽ có những đặc điểm riêng về chu kỳ kinh so với người khác nhưng có tính lặp lại đều đặn về khoảng thời gian giữa 2 chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu, màu sắc, tình trạng đau bụng, lưng,... Trong bài viết này, chúng ta quan tâm chủ yếu đến thời gian giữa 2 chu kỳ kinh để đánh giá như thế nào được xem là chậm kinh và các lý do cần xem xét khi hiện tượng chậm kinh xảy ra. 
Khi đến kỳ “đèn đỏ” mà bạn tuyệt nhiên không thấy bóng dáng cô nàng “nguyệt san” đâu thì chính là bạn đang bị chậm kinh. Việc chậm kinh có thể dễ dàng nhận biết đối với nhưng người có chu kỳ kinh đều đặn. Tuy nhiên, đối với những người chu kỳ kinh vốn thất thường thì rất khó để áp dụng những đánh giá chung dưới đây và lời khuyên là bạn nên theo dõi thêm các hiện tượng khác, tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa để có được lời khuyên tốt nhất.

      2. Chậm kinh là tín hiệu cho thấy bạn đã mang thai.

Hình 1: Chậm kinh có thể do mang thai

      Bình thường chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi tỷ lệ một số hormon trong cơ thể giúp cho chu kỳ kinh diễn ra một cách đều đặn. Lớp niêm mạc tử cung cũng được làm dầy lên với hệ thống mạch máu chằng chịt trong suối thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt. Nếu sự thụ thai không diễn ra, lớp niêm mạc này bong ra và thải loại ra ngoài gây ra hiện tượng hành kinh. Trong trường hợp sự thụ thai diễn ra, phôi thai sẽ tiết ra hormon hCG tác động tới việc sản sinh các loại hormon khác từ đó duy trì lớp niêm mạc tử cung để thai nhi có thể bám vào, làm tổ, phát triển trong suốt thai kỳ. Chính vì thế khi bạn không thấy hiện tượng “đèn đỏ” đúng ngày nữa được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc bạn đã có thai.

Như vậy lời khuyên đầu tiên cho bạn là: nếu như bạn có quan hệ tình dục trong khoảng thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì khi chậm kinh hãy nghĩ ngay đến khả năng bạn đã có thai.  Để chắc chắn việc mình có thai có thể kết hợp quan sát các dấu hiệu khác, thử thai nhanh tại nhà, xét nghiệm Beta-hCG hoặc siêu âm. 

      3. Chậm kinh vì những lý do liên quan đến vấn đề sức khỏe.

     Bạn nên xem xét các lý do sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như hiện tượng chậm kinh diễn ra hoàn toàn không phải do mang thai. Lúc này chậm kinh có thể do bệnh lý, rối loạn nội tiết tố, tâm lý, tác dụng của thuốc, chế độ dinh dưỡng hay báo hiệu thời kỳ mãn kinh.

Bệnh lý phụ khoa: viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, viêm buồng trứng hoặc các bệnh về máu... Với nguyên nhân này cần có sự theo dõi, thăm khám và điều trị đặc biệt, dứt điểm từ bác sĩ và cơ sở ý tế mới có thể cải thiện được sức khỏe sinh sản của bạn. 

Rối loạn sản xuất hormon: Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa và duy trì đều đặn do tỷ lệ một số hormon trong cơ thể. Khi những hormon này bị mất cân bằng thì hiện tượng hành kinh có thể tới sớm hơn, muộn hơn, kéo dài hoặc diễn ra nhanh chóng.  Với nguyên nhân này lời khuyên dành cho các bạn cũng là tới cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm, thăm khám cần thiết trước khi được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị.

Vấn đề về tâm lý: những áp lực về công việc, tình cảm, gia đình dễ dẫn đến các căng thẳng mệt mỏi, stress, trầm cảm… những áp lực về tâm lý sẽ khiến nồng độ các hormon trong cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến chậm kinh. Tự cân bằng lại tâm lý bằng việc nghỉ ngơi đúng cách, các hoạt động giải trí, giao tiếp sẽ giúp bạn nhanh chóng trở lại trạng thái khỏe mạnh.

Cân nặng thay đổi đột ngột: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh mà bạn không bao giờ ngờ tới đúng không. Tuy nhiên, theo nghiên cứu trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm đều có thể ảnh hưởng đến các hormone có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt vì vậy khi cân nặng của bạn đột ngột thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Nếu chậm kinh vì lý do này bạn không cần quá lo lắng, mọi thứ sẽ tự điều hòa trong những chu kỳ kinh tiếp theo nếu bạn không lặp lại việc tăng giảm cân nặng thất thường nữa.

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu chất đạm và các vitamin A, E, C có trong các hạt mầm, rau củ quả tươi có thể gây chậm kinh. Xem lại chế độ dinh dưỡng của mình và cân bằng lại thì chu kỳ của bạn sẽ lại ổn định. 

Tác dụng phụ của thuốc hoặc các phương pháp điều trị đặc biệt: những loại thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc corticoid,… là những loại thuốc chứa thành phần gây mất cân bằng hormone estrogen và progesterone chính vì thế sẽ gây chậm kinh. Nên cân nhắc trước tác dụng phụ này của thuốc trước khi quyết định sử dụng. Việc sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của bạn trong tương lai. Trong trường hợp cần áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt như hóa trị liệu, phẫu thuật,… cũng có thể có tác dụng phụ là chậm kinh. 

Thời kì tiền mãn kinh: Thời kỳ tiền mãn kinh ở cơ thể nữ giới bắt đầu có những dấu hiệu giảm chức năng sinh lý nữ trong đó hiện tượng chậm kinh có thể coi là điển hình. Chu kỳ kinh có thể cách xa nhau hơn, số ngày hành kinh ít hơn, lượng máu ít hơn,… Hiện tượng chậm kinh ở thời kỳ này là sinh lỳ bình thường. Chỉ nên lưu ý phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt phù hợp để tinh thần thoải mái hơn. 

Nguồn: Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

1. http://pkphukhoa.org/nguyen-nhan-cham-kinh-nguyet-o-phu-nu-10270.html

*
*
Nhớ mật khẩu
Video
Hỗ trợ trực tuyến
0378161999
Online

TS.Luyện Quốc Hải

Online

ThS. Nguyễn Thị Hoài

Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 2453

Tổng lượng truy cập: 5441485

Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam