Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Sàng lọc trước sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

 

TRUNG TÂM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

BIONET VIỆT NAM

16 - 18 TUẦN LÀM NGAY XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRIPLE TEST!

14:16:5523/12/2016

Chào mừng mẹ đến với quý 2 của thai kỳ! Mẹ đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh Panorama chưa? Nếu làm rồi thì mẹ chỉ đọc bài này để tham khảo thêm thôi.  Còn nếu chưa, hoặc mẹ đã làm Double test thì mẹ nên đọc và hỏi ngay bác sĩ để được xét nghiệm nhé! Xét nghiệm Triple test được thứ hiện vào quý 2 của thai kỳ để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể như Down, Edward và dị tật ống thần kinh. Mẹ hiểu và thực hiện xét nghiệm đúng thời điểm để sinh con được khỏe mạnh nhé.  

1. Triple test là gì?

      Triple test là một xét nghiệm được thực hiện cho phụ nữ mang thai ở quý 2, nhằm tầm soát các hội chứng Down, Edward và dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Xét nghiệm Triple test sẽ phân tích 3 chất chỉ thị có trong máu mẹ là: AFP, hCG và uE3 (hay còn gọi là Estriol). Đây là các chất hóa sinh được thai nhi sản xuất trong quá trình mẹ mang thai, nồng độ của chúng sẽ có biến động nếu bé mắc dị tật. Do đó, xét nghiệm sẽ cần thu mẫu máu của mẹ, sau đó định lượng các chất này. Kết quả định lượng sẽ được kết hợp tính toán với các yếu tố như: tuổi mẹ, cân nặng, chiều cao, tuổi thai…để có thể đánh giá khả năng mắc dị tật của thai nhi. Kết quả Triple test thường được trả sau khoảng 3-5 ngày.

Ảnh minh họa: Các dị tật được sàng lọc bởi Triple test

2. Triple test được thực hiện khi nào?

     Mẹ nào đã có kết quả nguy cơ thấp khi thực hiện Panorama test từ quý I thì mẹ an tâm không cần thực hiện Tripble test nữa. Còn nếu mẹ mới thực hiện Double test tuần 11 đến 13 tuần 6 ngày thì nên thực hiện thêm xét nghiệm Triple test này nhé!

      Triple test được khuyến cáo nên thực hiện cho tất cả các mẹ trong giai đoạn thai 15 – 20 tuần, và đặc biệt có ý nghĩa với các mẹ:

- Mang thai khi lớn tuổi (>35 tuổi).

- Tiền sử thai sản hoặc gia đình có người bị dị tật bẩm sinh.

Tiếp xúc với môi trường độc hại như tia bức xạ, hóa chất.

Bị nhiễm virus trong giai đoạn mang thai.

Sử dụng thuốc hoặc chất gây hại cho thai nhi.

Có kết quả xét nghiệm Double test ở quý 1 với nguy cơ sát ngưỡng cut-off, hoặc nguy cơ cao với 1 bệnh được sàng lọc.

3. Kết quả Triple test được đọc hiểu như thế nào?

      Khi được nhận kết quả xét nghiệm, điều đầu tiên các mẹ cần làm là kiểm tra ngay các thông tin cá nhân của mình bao gồm: Họ tên, năm sinh…nhằm đảm bảo đã nhận đúng kết quả. và các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến kết quả như cân nặng, tuổi thai, số lượng thai cũng cần được đảm bảo chính xác. 

     Trên bản kết quả xét nghiệm, các thông tin sau cần đặc biệt lưu tâm:

Giá trị định lượng của các chất: AFP, hCG và uE3.

Chỉ số nguy cơ mắc dị tật của thai nhi, được hiển thị dưới dạng 1/x. Chỉ số này sẽ được so sánh với “ngưỡng cut-off” để đưa ra kết luận về khả năng mắc dị tật của trẻ.

“Ngưỡng cut-off”: được hiểu là mức tỷ lệ chuẩn để đánh giá khả năng mắc bệnh của thai nhi. Ngưỡng cut-off sẽ khác nhau tùy vào từng hệ thống máy phân tích và hội chứng được sàng lọc. Ngưỡng này cũng được thể hiện ở dạng 1/X, “X” này sẽ được dùng làm mốc chuẩn để so sánh với “x” trong kết quả xét nghiệm của mẹ: nếu x < X, nguy cơ trẻ mắc bệnh cao; nếu x > X, nguy cơ trẻ mắc bệnh là thấp.

=> Vậy khi x càng lớn, nguy cơ trẻ mắc bệnh càng thấp; x càng nhỏ, nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao.

      Ví dụ:  Mẹ có kết quả xét nghiệm ra nguy cơ với Down là 1/125, với Edward là 1/1000.

      Ngưỡng cut-off thể hiện trong kết quả cho hội chứng Down là 1/250, hội chứng Edward là 1/100, thai nhi có nguy cơ cao với Down, nguy cơ thấp với hội chứng Edward.

      Sau khi so sánh chỉ số nguy cơ và giá trị cut-off, kết quả của Triple test sẽ được thể hiện theo 1 trong 2 dạng kết luận sau đây:

Nguy cơ thấp: Kết luận được hiểu là khả năng thai nhi mắc dị tật thấp. Mẹ được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và thực hiện thăm khám bình thường. Tuy nhiên xét nghiệm có tỉ lệ âm tính giả là 5% nên mặc dù nhận kết quả nguy cơ thấp mẹ vẫn cần thực hiện siêu âm đầy đủ nhé!

Nguy cơ cao: Kết luận được hiểu là khả năng thai nhi mắc dị tật cao. Trong trường hợp này, mẹ có thể lựa chọn 2 cách. Cách thứ nhất thực hiện xét nghiệm trước sinh không xâm lấn Panorama để có kết quả chính xác đến > 99% đánh giá dị tật thai nhi. Xét nghiệm này thì an toàn nên mẹ chẳng cần lo lắng đến bất kỳ rủi ro nào về sức khỏe hai mẹ con. Trường hợp kết quả nguy cơ cao thì mẹ vẫn phải chọc ối để xác nhận bé thực sự có dị tật trước khi bác sĩ đưa ra lời khuyên giữ bé hoặc đình chỉ, tuy nhiên số mẹ “thoát” chọc ối cũng cao, và viết đâu mẹ ở trong số đó. Cách 2 là mẹ chấp nhận rủi ro sảy thai 1% và các biến chứng rò rỉ ối,… không làm Panorama mà chờ vài tuần sau nữa mới chọc ối. Nên cân nhắc kỹ 2 cách này trước khi lựa chọn các mẹ nhé!

4. Các lưu ý về xét nghiệm Triple test:

- Về bản chất, Triple test cũng là xét nghiệm sàng lọc giống như Double test. Triple test chỉ đánh giá khả năng mắc dị tật của thai nhi, không khẳng định thai nhi thực sự có mắc các bệnh hay hội chứng được sàng lọc hay không!

Triple test không sàng lọc hết tất cả các dị tật liên quan về nhiễm sắc thể. Chỉ có 3 loại chính.

Triple test cần kết hợp thêm với các kỹ thuật hỗ trợ khác như siêu âm hình thái để tăng khả năng phát hiện và tính chính xác của kết quả. 

Triple test đưa ra kết luận dựa trên việc phân tích định lượng các chất sinh hóa có trong máu mẹ. Nồng độ các chất được phân tích có thể biến động bởi các lý do khác như: tuổi thai, số lượng thai đang mang… không hẳn do thai nhi mắc dị tật. Do đó, xét nghiệm vẫn chưa thực sự đánh giá chính xác về tình trạng của trẻ.

Cũng như Double test, các mẹ có kết quả Triple test nguy cơ cao sẽ được chỉ định thực hiện chọc dò ối. Đây là thủ thuật tiềm ẩn một số rủi ro gây ảnh hưởng đến mẹ và bé, trong đó phải kể đến là 1% khả năng sảy thai làm mối băn khoăn, ảnh hưởng tâm lý đối với nhiều mẹ. 

Nguồn: Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Tài liệu tham khảo: 

1. http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/triple-test-xet-nghiem-tam-soat-truoc-sinh/

2. https://medlatec.vn/chi-tiet/can-lam-sang/-triple-test-mot-xet-nghiem-giup-danh-gia-nguy-co-thai-mac-cac-hoi-chung-down-edward-hoac-di-tat-ong-than-kinh-o-quy-2-cua-thai-ky-22-3431.aspx

*
*
Nhớ mật khẩu
Video
Hỗ trợ trực tuyến
0378161999
Online

TS.Luyện Quốc Hải

Online

ThS. Nguyễn Thị Hoài

Thống kê truy cập

Lượng truy cập hiện tại: 1

Lượng truy cập trong ngày: 3717

Tổng lượng truy cập: 5442749

Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam